- Tủ lạnh bị rò điện ra vỏ phải làm sao đây?
- Cách tiết kiệm khi sử dụng các thiết bị điện
- Hình ảnh, cấu tạo và chức năng của sò lạnh trong tủ lạnh
Ở đất nước mà việc mất điện xảy ra như cơm bữa thì việc trang bị cho mình những kiến thức phòng trường hợp tủ lạnh mất điện cũng không phải là thừa. Sau đây là một vài kinh nghiệm của Điện Lạnh Đông Á về việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh khi mất điện.
1. Luôn đóng kín tủ lạnh
Khi tủ lạnh được đóng kín, thực phẩm sẽ vẫn trong tình trạng đông lạnh ít nhất một ngày, thậm chí có thể 2-3 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt.
Thực phẩm được bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích khoảng 110 lít sẽ không bị hỏng trong 3 ngày. Đối với tu lanh có dung tích lớn hơn như vậy từ 3-9 lần, thời gian này có thể kéo dài đến 5 ngày, thậm chí có thể là 7-8 ngày nếu thực phẩm đang trong tình trạng cực lạnh.
Chỉ mở tủ lạnh khi cần lấy thức ăn, chuyển thực phẩm sang thùng ướp lạnh hay lấy đá. Khi cửa tủ khép kín, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh ít khi bị mở có thể duy trì nhiệt độ ở mức 4-5oC trong 3 ngày, kể cả trong mùa hè.
Tốc độ rã đông phụ thuộc vào:
Lượng thực phẩm trong tủ lạnh: Tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ giữ được độ lạnh lâu hơn tủ lạnh chỉ đầy khoảng một nửa tủ.
Nhiệt độ của thực phẩm: Thực phẩm càng lạnh thì rã đông càng chậm hơn. Không cho đồ ăn vẫn còn nóng hoặc ấm vào tủ vì nó sẽ làm cho nhiệt độ trong tủ tăng lên.
Khả năng cách nhiệt: Tủ lạnh càng cách nhiệt tốt càng giữ cho thực phẩm lạnh lâu hơn.
Dung tích càng lớn, thực phẩm sẽ càng lạnh lâu hơn.
2. Thận trọng khi thực phẩm đã rã đông
Đối với các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ hay thực phẩm chế biến sẵn, làm tan lạnh hay rã đông một phần hoặc tái đông có thể làm tổn hại đến chất lượng. Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) thường ít bị ảnh hưởng hơn so với nhiều các loại thực phẩm khác và vẫn tương đối an toàn khi ăn.
Bạn có thể tái đông thực phẩm một cách an toàn nếu chúng vẫn còn chứa các tinh thể đá hoặc nếu chúng đã được bảo quản tại nhiệt độ 4-5oC hay thấp hơn trong không quá 2 ngày. Vậy, đối với thực phẩm hoàn toàn đã tan lạnh hay rã đông thì sao?
Hoa quả: Nếu hoa quả vẫn có mùi vị tươi ngon thì bạn vẫn có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh .
Thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh: Tuyệt đối không nên tái đông. Nên chế biến và ăn ngay khi chúng vẫn còn lạnh. Nếu món nào không còn lạnh hay có mùi vị bất thường thì nên bỏ ngay.
Rau: Không nên tái làm lạnh rau đã hết độ lạnh. Các vi khuẩn trong rau phát triển rất nhanh và rau có thể bắt đầu hư trước khi có mùi lạ. Rau hư có thể rất độc.
Chỉ tái làm lạnh rau nếu tinh thể đá vẫn còn bám quanh và trong bao bì nhưng nếu bạn có chút băn khoăn thì tốt nhất nên bỏ chúng đi.
Thịt heo, bò, gia cầm: Thịt sẽ trở nên không an toàn khi chúng bắt đầu bị ôi thiu. Hãy kiểm tra kỹ bao bì của thịt hay thịt gia cầm đã rã đông.Nếu có mùi bất thường hoặc nếu nhiệt độ tủ lạnh vượt quá 4-5oC trong 2 giờ hoặc hơn thì không nên sử dụng nữa vì có thể sẽ rất nguy hiểm. Nên chế biến ngay khi vừa được rã đông hay chưa có dấu hiệu hỏng.
Cá, tôm, cua, sò, hến: Loại thực phẩm này rất dễ bị hư. Tuyệt đối không tái đông trừ khi vẫn còn các tinh thể đá bám quanh và trong bao bì. Hải sản có thể đã hư kể cả khi chúng không có mùi vị gì bất thường.
Kem: Nên bỏ đi ngay hoặc dùng luôn chỗ kem đã chảy trước khi có mùi vị bất thường.
Nếu bạn biết sắp bị mất điện, bạn có thể chủ động đặt bộ điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh đến mức nhiệt độ thấp nhất. Hãy đọc những lời khuyên trên để có thể giữ cho thực phẩm được bảo quản lạnh và an toàn khi dùng.