dien lanh dong a

Giặt khô những điều bạn chưa biết

giat-kho-quan-ao

Có rất nhiều các cửa hiệu làm giặt khô quần áo trên các con đường và góc hẻm tại Tp.HCM. Và thói quen cho những bộ đồ đắt giá, chất liệu dễ hư hỏng vào những cửa hàng này cũng không hề ít. Vậy bạn có biết đến nguồn ngốc cũng như những ẩn họa của vấn đề này không.

Sự ra đời của giặt khô là vào năm 1855 tại cửa hiệu nhuộm của người đàn ông có tên Jean Baptiste (người Pháp).  Theo như lời kể thì hôm đó người giúp việc vô tình làm đổ dầu hôi (dầu lửa) lên tấm khăn trải bàn màu trắng. Sau khi giặt xong thì ông Jean thấy tấm khăn trắng và sạch hơn. Tìm hiểu thì ông biết đó là do sự vô ý cửa người giúp việc. Sau đó thì ông nghiên cứu ra giặt khô bằng hóa chất.

Hóa chất giặt khô

Quần áo được cho nhúng vào một dung dịch hóa chất. Thời gian đầu, người ta dùng dầu hôi và dầu xăng rồi đến các chất tổng hợp bốc hơi như tetrachloride và trichlorethylene.

Qua thời gian, để giảm bớt đi sự độc hại của hai loại này, cũng như để hiệu quả hơn. Người ta sử dụng hóa chất tổng hợp Tetrachloroethylene hoặc perchlorethylene (PERC). Chất này được sử dụng rất nhiều trong việc giặt khô các hàng may mặc, vải vóc cũng như tẩy dầu mỡ trên dụng cụ bằng kim loại. Dưới nhiệt độ bình thường, PERC ở trạng thái lỏng không bắt lửa nhưng cũng rất dễ bay hơi và hòa lẫn trong không khí. Nhiệt độ càng lên cao thì sự bốc hơi càng mạnh và tạo ra một mùi khó chịu giống như chất ether. Hóa chất này xâm nhập môi trường bằng bốc hơi trong không khí khi được sử dụng trong kỹ nghệ hoặc ngấm vào đất, nước khi thất thoát từ máy giặt hoặc từ thùng chứa. Trước đây, các tiệm giặt ủi khô được phép xả nước dơ từ máy giặt vào hệ thống cống rãnh địa phương.

Tại Hoa Kỳ bị nhiễm PERC. Mỗi năm có cả 200 triệu cân Anh PERC được gần 35,000 tiệm giặt ủi ở nước Mỹ dùng mà một số lớn hòa lẫn trong không khí cũng như vùng đất, nước chung quanh Một số vật liệu gia dụng cũng có PERC như dung dịch không thấm nước xịt trên gỗ (Water repellent), hóa chất tẩy vết dơ, băng dính, hóa chất chùi gỗ.

Trong y học, PERC được dùng làm thuốc mê khi giải phẫu bệnh nhân vì nó làm bệnh nhân bất tỉnh. Ta có thể đo số lượng hơi PERC trong hơi thở, giống như đo hơi rượu ở người say. Theo Cơ Quan An Sinh Nghề Nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH), có khoảng 650,000 công nhân tiếp cận với hóa chất này ở nước Mỹ trong nghề giặt ủi khô. PERC có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và qua lớp da. Số lượng hóa chất xâm nhập tùy theo thời gian ta tiếp cận với chúng, hóa chất có nhiều hoặc ít trong không khí, ta thở nhanh hay chậm, mạnh hoặc yếu trong không khí ô nhiễm PERC. Từ cơ thể, hầu hết hóa chất thải ra bằng đường hô hấp và một số nhỏ trong nước tiểu.

Khi được dùng đúng cách, PERC tương đối an toàn. Tuy nhiên hóa chất này cũng có nguy cơ gây ra một số rủi ro cho sức khỏe. Tác dụng không tốt thường thấy của PERC là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, tổn thương cho gan, thận,… Chuyên gia C Rotilio đã nêu ra trường hợp một nữ công nhân giặt ủi bị giảm thị giác vì hít thở hơi PERC quá lâu khi bà ta ủi quần áo giặt với PERC. Tác giả TL Vaughn đã thấy có hậu quả của PERC với ung thư miệng, cuống họng. Từ lâu, PERC đã được coi như chất gây ung thư cho súc vật và mới đây hóa chất này đã được xếp vào loại có thể gây ung thư cho loài người.

PERC được sếp vào nhóm 2B, có nghĩa là có khả năng gây ung thư cho người. Nước uống có lẫn PERC đã được thấy trong ung thư máu, tụy tạng, cổ tử cung và bọng đái. PERC cũng có ảnh hưởng không tốt cho sự sinh đẻ và kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị hư thai. PERC cũng lan vào sữa mẹ.Ngoài ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của nhân viên làm trong nhà giặt, PERC còn mang rủi ro cho dân chúng sống gần tiệm giặt cũng như môi trường xung quanh. Do đó nhiều quốc gia đã ban hành biện pháp để giảm thiểu các rủi ro này. Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), 75% dân chúng của quốc gia này đã có mức PERC khá cao trong máu.

Dry-clean-only

 Không mua nhiều quần áo yêu cầu phải giặt khô (Dry clean only)

Tránh những nguy hiểm từ PERC

  • Không mua nhiều quần áo “chỉ giặt khô” (Dry clean only).
  • Tìm hiểu xem quần áo “chỉ giặt khô” có thể giặt bằng xà bông và nước được không.
  • Hãy giặt quần áo ở tiệm giặt bằng nước.
  • Sau khi lấy quần áo giặt khô về nhà thì vứt bỏ túi bọc nylon, treo quần áo nơi thoáng khí để hơi PERC bay đi trước khi mặc.
  • Với tiệm giặt thì cần có trang bị máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ nơi làm việc để nhân viên không phải hít thở không khí ô nhiễm PERC. Các máy này thực ra không thể loại bỏ hơi nguy hại PERC nhưng cũng đưa một số hơi ra khỏi nơi nhân viên làm việc.
  • Đặt ra mức độ PERC trong không khí và nước không được vượt quá một tỷ lệ nhất định.
  • Nhân viên phải thay phiên làm việc, có thời gian nghỉ để tránh làm những công việc có thao tác lập đi lập lại quá lâu.
  • Dụng cụ nâng đỡ bàn ủi để công nhân khỏi phải cầm nhấc bàn ủi liên tục.
  • Thay đổi chiều cao của bàn làm việc để nhân viên khỏi phải với lên quá cao.
  • Các động tác nhắc đi nhắc lại liên tục và lâu này có thể đưa tới tổn thương cho bắp thịt và khớp xương.

Phương Pháp Giặt Thay Thế

Hai phương pháp giặt có khả năng thay thế cho giặt khô với PERC hiện đang được sử dụng là loại giặt ướt và giặt với hoá chất từ dầu mỏ.

Giặt ướt: Trong phương pháp này, quần áo được ngâm giặt trong nước có pha xà bông không độc hại và hóa chất tẩy vết dơ dầu mỡ. Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường với hóa chất PERC. Quần áo không có mùi khó chịu. Giảm rủi ro cho sức khỏe. Tiết kiệm chi phí vì những dòng máy giặt này rẻ hơn. Nhưng hàng tơ lụa, bông sợi dễ bị phai màu, co giãn, nhăn nheo và mất hình dáng bình thường, tơ sợi thiên nhiên thì thung giãn, khó tẩy các vết dơ hơn,

Giặt với hóa chất từ dầu mỏ (Petroleum-Based Drycleaning): Theo nhiều chuyên gia, dùng hóa chất chế biến từ dầu mỏ để giặt quần áo ít độc hại hơn PERC và ít tốn kém hơn nhưng công hiệu tương đương với PERC. Có điều là dầu mỏ dễ gây hỏa hoạn và việc tẩy vết dầu mỡ khó hơn là PERC. Dung dịch carbon dioxide đang được nghiên cứu để giặt ướt vì chất này bay đi, không dính vào quần áo. Máy giặt sử dụng CO2 có thể đắt hơn máy dùng PERC một chút.

Nguồn ST

Bài viết liên quan
Website: Điện Lạnh Đông Á
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012